VIỆT NAM LÀ ĐỐI TÁC KINH TẾ LỚN NHẤT CỦA HÀN QUỐC TẠI ASEAN
10:35 11-01-2022By admin
(ĐCSVN) – Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Giai đoạn vừa qua, hai nền kinh tế đã bổ trợ rất tốt cho nhau.
Ngày 30/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trước đó, Thủ tướng đã có buổi đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp Hàn Quốc vào tháng 9/2021 và tới nay, 25/29 đề xuất, kiến nghị đưa ra tại cuộc đối thoại đã được xử lý, nhất là các kiến nghị liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục tích cực nghiên cứu xử lý 4 đề xuất, kiến nghị còn lại. Cuộc gặp gỡ, đối thoại diễn ra tập trung, thiết thực, hiệu quả, trên tinh thần “Chính phủ luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, lắng nghe, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng”, các đề xuất cụ thể, rõ ràng, “khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết” như yêu cầu của Thủ tướng.
Các kiến nghị tập trung vào các vấn đề như ưu đãi thuế; quy hoạch điện, cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; cơ chế khuyến khích đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo và chiến lược, giải pháp để xây dựng và phát triển ngành xe điện; các biện pháp ứng phó với dịch bệnh thời gian tới; thủ tục liên quan giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; thủ tục cấp phép lao động nước ngoài, đào tạo nhân lực, tuyển dụng nhân sự; thủ tục nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn đã qua sử dụng; việc phân phối bán các bản ghi âm, ghi hình tại Việt Nam và các hạn chế về đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp văn hóa; thủ tục đánh giá tác động môi trường; tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… và các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai một số dự án cụ thể.
Tại cuộc làm việc, các Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan đã trả lời, làm rõ các kiến nghị, đề xuất.
Phát biểu tại cuộc làm việc, dành nhiều thời gian phân tích các yếu tố nền tảng và tầm nhìn, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có lịch sử hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa Hàn Quốc. Con người Việt Nam cần cù, bản lĩnh, sáng tạo, thân thiện và mến khách, càng khó khăn, thách thức lại càng nỗ lực vươn lên, vượt qua, khẳng định và trưởng thành.
Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện: Nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN (đầu tư, kinh doanh theo quy luật thị trường, theo quy luật cung-cầu nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết); Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN (mọi người dân, mọi doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp và được luật pháp bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình một cách tốt nhất); Nền dân chủ XHCN, phát huy tối đa năng lực của tất cả mọi người, tất cả doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; phát huy tối đa trí tuệ, tài năng, phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Cùng với đó, Việt Nam đã và đang kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn, an dân; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao, đủ sức chống chịu với những biến động bên ngoài, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng.
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á; thu nhập bình quân đầu người hơn 3.700 USD; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Hiện nay, bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng được thúc đẩy. Riêng năm 2022, GDP quý II tăng 7,72% (tốc độ cao nhất trong 11 năm qua), góp phần quan trọng vào mức tăng 6,42% của 6 tháng đầu năm và tăng trưởng quý III có thể cao hơn.
Đến thời điểm này, chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 432 tỷ USD, Trong 7 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện đạt trên 11,5 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ; xuất siêu 764 triệu USD. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về Việt Nam và WB, IMF, ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao trong năm 2022.
Thủ tướng nhấn mạnh, có được thành quả như trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, phối hợp hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt của Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, đoàn kết, đồng hành của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam); sự hợp tác chặt chẽ, phối hợp hiệu quả, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ. Nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Về quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, Thủ tướng nêu rõ, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác đã không ngừng được củng cố và phát triển thực chất, toàn diện, vượt bậc trên cả bình diện song phương và đa phương, trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, tạo không gian hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ). Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hai chiều đạt 78 tỷ USD (gấp hơn 150 lần năm 1992), chiếm 11,6% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, hiện đang đầu tư ở 19/21 ngành kinh tế và 59/63 tỉnh, thành phố với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 80 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ 2/72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 3,3 tỷ USD.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư tại Việt Nam như: Samsung, LG, Hyosung, Hanwha, Hyundai, Tập đoàn CJ, Lotte… Riêng Tổ hợp Samsung điện tử Việt Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD, thu hút trên 125 nghìn lao động, chiếm 0,8% tổng lao động làm việc trong DN cả nước. Trong năm 2021, Samsung điện tử Việt Nam tạo ra 1,7 triệu tỷ đồng doanh thu; chiếm tỷ trọng 13,6% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Giai đoạn vừa qua, hai nền kinh tế đã bổ trợ rất tốt cho nhau. Thủ tướng nhấn mạnh, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn, đang cải cách mạnh mẽ để vươn lên, tích cực phát huy vai trò toàn cầu, có ảnh hưởng quan trọng ở Châu Á, là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh, năng động, với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN và Đông Á; đầu tư vào Việt Nam cũng là tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Hai nước đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp định RCEP và cùng hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại hai chiều ở mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030.
“Chúng tôi luôn coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn cùng Hàn Quốc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước với trụ cột và động lực quan trọng là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Những thành tựu tốt đẹp của 30 năm hợp tác, sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên sẽ là “động lực” để hướng tới nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, thắt chặt hơn nữa sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai quốc gia ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh những thành tựu tốt đẹp của 30 năm hợp tác, tiềm năng và dư địa phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiếp tục hợp tác, chân thành, tin cậy, hiệu quả giữa hai bên, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Việt Nam mong muốn sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác, đầu tư của Hàn Quốc thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (như công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng…); có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị (tăng nhanh hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa và nâng cao phần giá trị gia tăng của Việt Nam, bảo đảm hài hòa hơn nữa lợi ích của hai bên trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam); thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
“Chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường sự liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”, Thủ tướng phát biểu.
Về thương mại, Thủ tướng đề nghị tiếp tục tăng cường hoạt động đối thoại chính sách thông qua cơ chế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA); đồng thời, giải quyết vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây vào thị trường Hàn Quốc.
Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về phát triển năng lượng. Việt Nam khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết COP 26; chú trọng hình thành các trung tâm năng lượng lớn phù hợp với lợi thế cạnh tranh của các địa phương; phát triển hệ thống thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch; đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh để huy động các nguồn xã hội hoá cho đầu tư phát triển.
Về phát triển công nghiệp, trọng tâm ưu tiên của Việt Nam là phát triển công nghiệp với hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo, tạo bước đột phá trong hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây cũng là lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam.
Về những khó khăn, vướng mắc, một số vấn đề các tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc nêu đã được giải đáp, xử lý trong buổi đối thoại. Những vấn đề khác, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương Việt Nam tiếp thu, nghiên cứu và sớm đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam, nhất là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ của hai bên; với tiềm năng, thế mạnh và tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế, các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng của cả hai nước./.
VIETNAM IS KOREA’S LARGEST ECONOMIC PARTNER IN ASEAN
Vietnam is Korea’s largest economic partner in ASEAN, 30% of Korean investment in ASEAN is directed to Vietnam; Vietnam – Korea trade turnover is equivalent to 50% of total trade turnover between Korea and ASEAN. In the past period, the two economies have complemented each other very well.
On July 30, in Hanoi, Prime Minister Pham Minh Chinh chaired a dialogue with the Korean Ambassador and representatives of Korean associations and businesses in Vietnam.
Previously, the Prime Minister had a direct dialogue with Korean businesses in September 2021 and up to now, 25 out of 29 proposals and recommendations made at the dialogue have been handled, especially the recommendations, which related to the prevention and control of the COVID-19 epidemic, create favorable conditions for business investment. Currently, Vietnamese authorities are continuing to actively study and handle the remaining 4 proposals and recommendations.
The meeting and dialogue took place in a focused, practical and effective manner, in the spirit of “The Government always stands by, shares, encourages, listens, and solves difficulties and problems, creates all favorable conditions for foreign enterprises in general and Korean enterprises in particular”, proposals are specific and clear as “solved the difficulties in wherever they are, solved problems at any level” as required by the Prime minister.
The recommendations focus on issues such as tax incentives; electricity planning, pilot mechanism for direct electricity purchase and sale; mechanisms to encourage investment in the field of renewable energy and strategies and solutions to build and develop the electric vehicle industry; measures to cope with the epidemic in the coming time; procedures related to the license to trade in network information security products and services; procedures for granting foreign work permits, training human resources, recruiting personnel; procedures for importing used semiconductor production equipment; the distribution and sale of phonograms and video recordings in Vietnam and restrictions on foreign investment in the cultural industry; environmental impact assessment procedures; speed of equitization of state-owned enterprise, etc. and difficulties and obstacles in the implementation of a number of specific projects.
At the meeting, the ministers, representatives of the leaders of the ministries, branches and agencies answered and clarified the recommendations and proposals.
Speaking at the meeting, spending a lot of time analyzing the fundamental factors, vision and strategy of Vietnam’s socio-economic development, the Prime Minister said that Vietnam is a peace-loving people country, which has a heroic history of fighting for national liberation and reunification, has a long, rich, diverse culture that has many similarities with Korean culture. Vietnamese people are industrious, brave, creative, friendly and hospitable. The more difficulties and challenges they face, the more they strive to rise, overcome, affirm and grow.
Vietnam is continuing to build and complete: a market economy with socialist orientation (investment and business following market rules, law of supply and demand but with State intervention when necessary); Build a socialist rule-of-law state (all people and businesses operate under the law and are best guaranteed by the law their legitimate interests); Socialist democracy maximize the ability of all people, all businesses investing in Vietnam.
The main view is to take people as the center, as the subject, as the goal, motivation, and resource for development; maximize the intelligence, talents, qualities and ethics of Vietnamese people; without sacrificing development, social justice, social security, and the environment in exchange for mere economic growth.
Along with that, Vietnam has been resolutely and persistently fighting to firmly protect its independence, sovereignty, unity, territorial integrity, political stability, ensuring social order, safety, and security as well as the people’s safety; implement the foreign policy of independence, self-reliance, diversification and multilateralisation, being a good friend, a reliable partner and a responsible member of the international community.
Vietnam is determined to build an increasingly independent and self-reliant economy, which is able to withstand external fluctuations, associated with proactive and active international integration in a deep, substantive and effective way; take internal force as basic, strategic, decisive, long-term, external force as important, breakthrough; focus on implementing 3 strategic breakthroughs in terms of institutions, human resources and infrastructure.
After more than 35 years of renovation, Vietnam has never had the opportunity, potential, position and international prestige like today. The scale of Vietnam’s economy in 2021 will reach about 370 billion USD, making it the 4th largest economy in Southeast Asia; per capita income of more than 3,700 USD; trade scale reached 670 billion USD, belonging to the group of 20 leading economies in terms of international trade. Vietnam has signed 15 free trade agreements with more than 60 countries and territories, including the largest markets in the world, and increasingly diversifying markets, products and supply chains.
The 13th Congress of the Communist Party of Vietnam set the following goals: By 2025, Vietnam will be a developing country with modern industry, surpassing the low middle income level; by 2030, to be a developing country with modern industry and high middle income; and by 2045, it will become a developed, high-income country.
Currently, in the context of many difficulties and challenges and the world situation changes rapidly, complicatedly, unpredictably, without precedent, Vietnam’s macro-economy continues to be maintained stably, inflation is under control, major balances are secured, development is promoted. Particularly in 2022, GDP in the second quarter increased by 7.72% (the highest rate in the past 11 years), making an important contribution to the increase of 6.42% in the first 6 months and the growth in the third quarter may be higher.
Up to this point, the consumer price index in 7 months increased by 2.54% compared to the same period last year, import and export turnover reached 432 billion USD, In the first 7 months of the year, realized FDI capital reached over 11.5 billion USD. USD, up 10.2% over the same period; trade surplus of 764 million USD. Many international organizations have positive reviews about Vietnam and the World Bank, IMF, and ADB forecast that Vietnam’s economy will grow quite high in 2022.
The Prime Minister emphasized that the above achievements are thanks to the correct leadership and direction of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, often and directly the Politburo, the Secretariat, led by the Politburo and the Secretariat. Comrade General Secretary Nguyen Phu Trong; the effective companionship and coordination of the National Assembly; the drastic, effective and flexible direction and administration of the Government; the involvement of the whole political system; the support, solidarity and companionship of the people and the business community (including the Korean business community in Vietnam); close cooperation, effective coordination, the help of international friends, including the Government and people of Korea.
However, Vietnam identifies difficulties and challenges more than advantages and opportunities. The key task, the current number one priority is to continue controlling inflation, stabilizing the macroeconomy, ensuring major balances, fighting recession, promoting recovery, economic growth, and stabilizing material life. material and spiritual for the people.
Regarding the Vietnam-RoK relationship, the Prime Minister stated that, after 30 years of establishing diplomatic relations, the cooperative relationship has been continuously consolidated and developed substantively, comprehensively, and outstandingly in both bilateral and international levels. bilaterally and multilaterally, in many different fields of cooperation, creating a cooperation space between businesses of the two countries.
Currently, Korea is Vietnam’s third largest trading partner (after China and the United States). In 2021, two-way import and export turnover will reach US$78 billion (more than 150 times higher than in 1992), accounting for 11.6% of Vietnam’s total import-export turnover. Korea is the largest FDI partner in Vietnam, currently investing in 19/21 economic sectors and 59/63 provinces and cities with 9,383 active projects, with a total registered investment capital of nearly 80 billion USD. In the first 7 months of 2022, Korea ranked 2nd out of 72 countries and territories investing in Vietnam with a total investment of nearly 3.3 billion USD.
Many large Korean enterprises and corporations have invested in Vietnam such as Samsung, LG, Hyosung, Hanwha, Hyundai, CJ Group, Lotte… Particularly, Samsung Electronics Vietnam has a total investment capital. investment of about 20 billion USD, attracting over 125 thousand employees, accounting for 0.8% of the total number of employees working in enterprises nationwide. In 2021, Samsung Electronics Vietnam generates 1.7 million billion VND in revenue; accounting for 13.6% of the total production value of the whole industry.
Vietnam is Korea’s largest economic partner in ASEAN, 30% of Korean investment in ASEAN is directed to Vietnam; Vietnam – Korea trade turnover is equivalent to 50% of total trade turnover between Korea and ASEAN. In the past period, the two economies have complemented each other very well.
The Prime Minister emphasized that the Republic of Korea is a large economy, undergoing drastic reforms to rise up, actively promoting its global role, having an important influence in Asia, and being an important leading partner of Vietnam. in most fields. Vietnam is a fast-growing, dynamic economy, with nearly 100 million people, playing an important role in ASEAN and East Asia; Investing in Vietnam is also accessing the large ASEAN market with more than 600 million people. The two countries are in the process of ratifying the RCEP Agreement and are aiming for a two-way trade turnover of $100 billion by 2023 and $150 billion by 2030.
“We always consider Korea as our top and long-term important strategic partner; wishes to join Korea in deepening the two countries’ relations with the important pillar and driving force of cooperation in economy, trade and investment. The good achievements of 30 years of cooperation, the similarity of strategic interests between the two sides will be the “motivation” to move towards raising the Vietnam – Korea relationship to a “comprehensive strategic partnership”. , to further tighten the bond between the two peoples, the two countries are increasingly strong and profound, for the benefit of the two peoples, for peace, stability, prosperity, cooperation and development in the region. region and in the world”, the Prime Minister affirmed.
Besides the good achievements of 30 years of cooperation, the potential and room for development of the cooperation relationship between the two countries is still very large. The Prime Minister affirmed that the Party and State of Vietnam create all conditions to create a favorable, safe and transparent environment for Korean businesses as well as foreign investors. with the spirit of equality, mutual development, mutual benefit, mutual responsibility to society, employees, environmental protection,
The Prime Minister emphasized the spirit of continued cooperation, sincerity, trust and efficiency between the two sides, “don’t say no, don’t say difficult, don’t say yes but don’t do”, harmonize benefits, share risks, harmoniously balance the interests between the State, businesses and people.
Vietnam wishes to have more Korean investment and cooperation projects in the fields of high technology, innovation, research and development (such as digital technology, electronics, renewable energy, development, etc.). the infrastructure…); have the spillover, commit to cooperate, create favorable conditions for Vietnamese enterprises to participate in the value chain (faster increase the localization rate and increase the added value of Vietnam, ensure the satisfaction of the Vietnamese enterprises). further harmonize the interests of both parties in investment activities in Vietnam); promote the digital economy, green economy, circular economy and actively contribute to the sustainable development of Vietnam.
“We expect Korean businesses to strengthen linkages and create conditions for Vietnamese businesses to participate in the production supply chain, contributing to making Vietnam a center in the regional value chain soon. regional and global”, said the Prime Minister.
Regarding trade, the Prime Minister suggested continuing to strengthen policy dialogue through the mechanism of the Vietnam – Korea Free Trade Agreement (VKFTA); at the same time, solving the problem of trade balance imbalance between the two countries, creating favorable conditions for Vietnam’s strong export goods such as agricultural and aquatic products, seafood, and fruits to enter the Korean market.
Along with that, regarding promoting Vietnam – Korea cooperation in energy development, Vietnam encourages the development of clean energy and renewable energy, implementing COP 26 commitments; focus on forming large energy centers suitable to the competitive advantages of localities; develop a synchronous, competitive and transparent energy market system; diversify forms of ownership and business methods to mobilize socialized sources for investment and development.
Regarding industrial development, Vietnam’s priority focus is on industrial development with high technology content, prioritizing key technologies of the Fourth Industrial Revolution. At the same time, focus on attracting investment to develop the manufacturing industry, creating a breakthrough in the formation of new production capacity associated with science and technology, innovation and digital transformation. This is also an area where Korea has strengths, and Vietnam wants Korean businesses and corporations to continue to cooperate and invest more in Vietnam.
Regarding the difficulties and problems, some of the issues raised by Korean organizations and businesses were answered and handled during the dialogue. On other issues, the Prime Minister requested Vietnamese ministries, branches, functional agencies and localities to absorb, study and soon come up with specific handling measures.
The Prime Minister affirmed that the Vietnamese Government is committed to creating more favorable conditions for foreign businesses in general and the Korean business community in particular to invest effectively, successfully and sustainably in Vietnam, especially. continue to reform administrative procedures. The Prime Minister believes that, with the efforts and close cooperation of the two sides; With the potential, strengths and complementary nature of the two economies, investment and business cooperation activities between Vietnam and Korea in the coming time will continue to grow stronger towards the development of the two countries. sustainability and prosperity of both countries.
————————————————
Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam